Hướng dẫn VẬN HÀNH máy phát điện đúng cách
Vận hành máy phát điện như thế nào là đúng cách? Đây là câu hỏi mà nhiều quý khách hàng quan tâm khi chọn mua hoặc thuê máy phát điện công nghiệp. Vận hành máy phát điện đúng cách hết sức quan trọng giúp tổ máy hoạt động trơn tru, bền bỉ, đạt hiệu suất sử dụng cao
Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, Thang Long Machine.,JSC xin chia sẻ bài viết dưới đây về cách vận hành máy phát điện đúng cách.
#1. Các ưu điểm của máy phát điện công nghiệp
Hiện nay, máy phát điện đã và đang dần trở thành một loại máy thiết yếu cho các nhà xưởng, công ty, công trình xây dựng khi xảy ra tình huống mất điện bởi những ưu điểm sau:
- Tiết kiệm được nguồn tài nguyên
- Tiết kiệm chi phí vận hành
- Tránh mất mát chi phí trong thời gian nguồn điện bị ngắt
- Tránh hư hỏng máy móc
- Tránh ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, xây dựng
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dây chuyền, công trình
- Đảm bảo sức khoẻ gia đình và bản thân
- Đảm bảo việc sử dụng, vận hành máy luôn được duy trì
- Tiện dụng, di chuyển máy dễ dàng
- An toàn với người dùng
#2. Hướng dẫn vận hành máy phát điện đúng cách
A. Kiểm tra trước khi vận hành máy:
1. Kiểm tra an toàn
- Trước khi khởi động máy phát điện, cần kiểm tra các quy phạm an toàn về máy và thông báo cho người xung quanh khu vực vận hành.
- Để ngăn ngừa các sự cố xảy ra, phải luôn đảm bảo tình trạng máy phát đã được kiểm tra đầy đủ trước khi khởi động.
2. Kiểm tra nhớt bôi trơn máy
- Kiểm tra mức nhớt máy khi máy nằm ngang.
- Rút que thăm nhớt ra, chùi sạch nhớt bám trên que, lắp vào trở lại sau đó rút ra một lần nữa. Nếu mức nhớt nằm trong giới hạn trên và dưới là chấp nhận được.
- Nếu nhớt thiếu phải châm đầy giới hạn trên.
- Cũng cần kiểm tra nhớt có bị đổi màu hoặc có bị quá dơ hay không. Nếu có thì tiến hành thay nhớt mới ngay sau khi vận hành.
- Nếu bạn đã khởi động máy trước khi kiểm tra nhớt máy thì phải dừng máy lại, để nguội từ 10 – 20 phút sau đó mới được kiểm tra nhớt máy.
∗ Các điểm cần lưu ý:
- Sử dụng dầu nhớt từ cấp CD trở lên và có độ nhớt đa cấp (sử dụng dầu nhớt có chất lượng thấp sẽ làm giảm tuổi thọ của máy).
- Độ nhờn của dầu nhớt ảnh hưởng rất lớn khi khởi động, ảnh hưởng đến hiệu suất, mức tiêu hao nhiên liệu, độ mòn các bộ phận dịch chuyển và có thể xảy ra tình trạng bó máy.
3. Kiểm tra lượng nước làm mát
- Không được tháo nước nắp két nước khi máy quá nóng, hơi nước ở nhiệt độ cao sẽ gây phỏng cho bạn.
- Thành phần chất chống đông sử dụng chỉ chiếm từ 30–60% (cùng loại với chất chống đông của xe hơi).
- Loại nước làm mát phải là nước sạch, nước máy hoặc nước giếng không có phèn, bùn đất, chất cặn bã).
4. Cách kiểm tra độ căn đai quạt làm mát
- Ấn một lực (khoảng 9,81N hay 10kg) lên dây đai bằng ngón trỏ, nếu độ chùng khoảng 10mm thì có thể chấp nhận được.
- Chỉ điều chỉnh độ căn đai sau khi nới lỏng bulon gắn cụm phát điện.
- Kiểm tra bằng mắt xem dây đai có bị nứt, mòn hoặc bị đứt hay không? Nếu có phải thay ngay dây mới.
5. Kiểm tra nhiên liệu
- Kiểm tra lượng nhiên liệu có đủ cho máy hoạt động liên tục hay không? Nếu không đủ phải châm thêm vào.
- Dung tích thùng nhiên liệu (tùy theo từng loại máy).
- Tiêu hao nhiên liệu (tùy theo từng loại máy tính thời gian hoạt động hợp lý).
- Châm nhiên liệu vào máy khi máy đã dừng hẳn.
- Chỉ được sử dụng dầu Diesel, không được sử dụng xăng, dầu lửa, benzine hay bất kỳ loại nhiên liệu nào khác.
6. Kiểm tra bộ lọc dầu, lọc gió
- Lọc gió bị nghẹt sẽ làm các bộ phận chuyển động dể bị hao mòn, do đó cần phải làm sạch bộ lọc gió để kéo dài tuổi thọ của máy.
- Tháo bộ lọc ra và dùng luồng khí thổi để làm sạch bên trong bộ lọc.
7. Kiểm tra dung dịch nước bình
- Kiểm tra dung dịch nước bình đã đủ hay chưa. Nếu thiếu phải châm nước cất đến mức trên.
- Dung dịch nước bình là dung dịch Acid sulfuric loãng do vậy cẩn thận không cho đổ vào áo quần. Nếu lỡ xảy ra phải thay ngay bằng nước. Nếu lỡ văn vào mắt thì phải rửa nước sạch thật nhiều và đến gặp bác sĩ để điểu trị.
B. Vận hành máy phát điện
Sau khi tiến hành kiểm tra dầu bôi trơn, nhiên liệu, nước làm mát, … nếu không có hiện tượng bất thường nào thì tiến hành nổ máy theo quy trình sau:
1. Vận hành máy phát điện bằng tay
- Ngắt toàn bộ tải tiêu thụ ra khỏi máy phát bằng cách đóng Attomat.
- Sau khi đã sẵn sàng thì bật chìa khóa rồi tiến hành theo quy trình sau:
- Máy phát sẽ tự động chế độ sấy nóng động cơ sau đó tự động đề nổ.
- Cho động cơ hoạt động không tải ổn định từ 1-3 phút, quan sát bảng điều khiển kiểm tra các thông số.
- Nếu không có bất thường thì kết nối các thiết bị tiêu thụ điện với máy phát bằng cách đóng Attomat cung cấp cho tải.
∗ Chú ý: Nếu động cơ không nổ được sau 3 lần đề liên tục thì phải đợi 1 phút sau mới được khởi động lại. Không được đề liên tục sẽ làm hỏng ắc quy. Luôn làm ấm động cơ khi không tải khoảng 1 – 3 phút trước khi đóng công tắc điện.
2. Khởi động chế độ tự động
- Máy phát sẽ tự động chế độ sấy nóng động cơ sau đó tự động đề nổ.
- Chuyển từ khởi động tay sang khởi động chế độ tự động.
∗ Chú ý: Có thể dừng máy phát nhanh trong trường hợp có sự cố bằng cách ấn nút “Emergency Stop” ngoài vỏ máy.
3. Kiểm tra sau khi nổ máy, kiểm tra các thông số khác trên bảng điều khiển
- Nhấn nút có biểu tượng hình tam giác và đồng thời màn hình hiển thị các thông số: tần số, hệ số cost φ, kw và điện áp DC (điện áp xạc bình) và các thông số cần thiết khác.
- Khi máy nổ phải thường xuyên đi kiểm tra vòng quanh máy xem có bị rò rỉ dầu, nước ở đâu không, nếu thấy rò rỉ phải khắc phục ngay. Trường hợp không tự khắc phục được phải báo ngay cho đơn vị cung cấp dịch vụ.
- Kiểm tra nhiệt độ nước xem có ở mức an toàn không (70-90 độ).
- Kiểm tra máy xem có tiếng nổ khác lạ không, nếu có khắc phục.
- Kiểm tra áp suất dầu nhớt có ở mức an toàn không? (mức an toàn từ 2,5 kg đến 6 kg).
- Kiểm tra xem điện áp có đủ không (từ 380V đến 400V).
- Kiểm tra tần số xem có đủ không? (từ 50Hz đến 52Hz), nếu không đủ thì vặn nút đen có chữ H (tăng lên) chữ L (giảm xuống).
- Nếu áp suất, điện áp, tần số không đủ phải chỉnh cho đủ.
- Kiểm tra nạp ắc quy xem có nạp không.
- Nếu tất cả các thông số kỹ thuật trên đã đảm bảo an toàn thì đóng Attomat ra phụ tải
∗ Chú ý:
- Yêu cầu đóng tải phải đóng từ tải lớn xuống tải nhỏ.
- Tuyệt đối không để máy chạy quá tải dẫn đến gãy trục cơ, máy nóng bó piston…
- Khi máy đã làm việc phải thường xuyên đi vòng quanh máy kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy, kiểm tra áp suất dầu, nhiệt độ nước và các đồng hồ V, Hz, A.
C. Tắt máy phát điện
Tuổi thọ của máy phát điện được kéo dài và an toàn trong quá trình sử dụng khi bạn tắt máy phát điện đúng cách:
- Ngắt toàn bộ tải
- Ngắt attomat
- Tắt máy (ấn nút button màu đỏ cho tới khi máy dừng hẳn thì nhả tay ra).
* Chú ý:
- Phải vệ sinh công nghiệp trước và sau mỗi ca máy.
- Phải chuẩn bị thiết bị phòng chống cháy nổ, đề phòng xảy ra sự cố.
- Đề nghị những ai không có nhiệm vụ không được tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật của máy.
- Nhiên liệu chạy máy: dầu diesel.
- Dầu bôi trơn dùng cho động cơ diesel có tăng áp.
#3. Những điều NÊN làm khi vận hành máy phát điện:
- Giữ cho máy phát điện luôn khô. Không dùng khi trời mưa hoặc ẩm ướt. Tay phải khô trước khi chạm vào máy phát điện.
- Từ 50 – 100 giờ chạy máy đầu tiên phải kiểm tra mức nhớt, nước, độ căng dây đai quạt gió; sau 500 giờ chạy máy, kiểm tra và vệ sinh sạch hệ thống làm mát, thay mới dầu nhớt và lọc nhớt. Trong trường hợp môi trường nhiều bụi bẩn, thì sau 200 giờ phải thay bầu lọc gió.
- Trước khi tiếp nhiên liệu cần tắt máy, để nguội nhiên liệu, vì xăng dầu đổ vào động cơ đang nóng có thể bốc cháy. Chỉ sử dụng loại nhiên liệu được khuyên dùng theo hướng dẫn sử dụng máy phát điện hoặc được ghi trên nhãn máy.
- Khởi động máy từ 5 – 10 phút sau một hai tuần dù không sử dụng thường xuyên.
- Lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động, tránh bị “xông điện” khi điện lưới trở lại đột ngột.
Nếu quý khách còn thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0979.538.979 để được hỗ trợ tốt nhất!
Thông tin liên hệ:
- Hotline (Call/Zalo): 0979 538 979
- Email: mayphatdienthangong@gmail.com
- Facebook: Công ty CP Máy phát điện Thăng Long