Bảo dưỡng Máy Phát Điện Sông Đà

du-an Description

THÔNG TIN DỰ ÁN

Bảo dưỡng tổ máy phát điện Perkins 1250kVA, công trình Sông Đà.

  • Động cơ: PERKINS
  • Đầu phát/Bảng điều khiển: Stamford-UK/Deepsea-Uk
  • Công suất liên tục: 1250kVA
  • Công suất dự phòng: 1375kVA
  • Điện áp: 380V
  • Vòng tua: 1500 vòng/phút
  • Tiêu hao nhiên liệu 75% tải: 196l/h
Bảo dưỡng máy phát điện Perkins tại Sông Đà

7 bước bảo dưỡng máy phát điện công trình Sông Đà

1. Kiểm tra hệ thống máy phát điện diesel:

Theo dõi chặt chẽ hệ thống nhiên liệu, hệ thống xả, hệ thống điện và động cơ nhằm đảm bảo không có sự cố rò rỉ nguy hiểm. Bảo trì các loại động cơ đốt trong. Thay dầu sau mỗi 100h hoạt động để đảm bảo tuổi thọ của máy và hạn chế tối đa trục trặc.

2. Kiểm tra dầu bôi trơn:

Kiểm tra định kỳ dầu động cơ và bộ lọc dầu. Thay dầu và bộ lọc, xử lý lượng dầu thay ra để không gây ảnh hưởng đến môi trường.

3. Kiểm tra hệ thống làm mát:

Nhắc nhở kỷ thuật bảo dưỡng của công ty Sông Đà kiểm tra mức nước làm mát của máy phát điện thường xuyên sau khi tắt máy. Tháo nắp bộ tản nhiệt sau khi động cơ nguội và thêm nước làm mát nếu cần. Kiểm tra bộ tản nhiệt, loại bỏ vật cản và bụi bẩn bám bên ngoài. Dùng khí nén áp lực thấp hoặc nước để làm sạch bộ tản nhiệt nếu bụi bám dày.

4. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu:

Dầu diesel sẽ bị nhiễm bẩn và ăn mòn sau khoảng 1 năm. Làm khô các bộ lọc nhiên liệu để tránh hơi nước tích tụ trong bồn nhiên liệu. Kiểm tra định kì và đánh bóng nhiên liệu nếu máy không được sử dụng hoặc thay dầu sau 3 đến 6 tháng. Việc bảo dưỡng máy phát điện Sông Đà bao gồm cả kiểm tra mức độ làm mát, mức dầu, hệ thống nhiên liệu và hệ thống khởi động. Kiểm tra các ống dẫn khí xem có các lỗ rò, lỗ hổng, vết nứt, các mối nối lỏng lẻo hay bụi bẩn, mảnh vỡ có thể gây tắc nghẽn hay không.

5. Kiểm tra pin:

Pin yếu hoặc hết pịn là một trong các nguyên nhân phổ biến làm máy phát điện không hoạt động. Kiểm tra thường xuyên và sạc đầy pin, kiểm tra mức độ thẩm thấu và điện phân của pin. Làm sạch pin bằng khăn ẩm hoặc thay pin mới khi xuất hiện hiện tượng ăn mòn.

6. Hệ thống xả:

Kiểm tra các đường ống xả, các mối nối, mối hàn và miếng đệm. Thực hiện sửa chữa ngay nếu phát hiện ra hiện tượng rò rỉ.

7. Làm sạch máy phát điện:

Khuyến cáo đơn vị không nên để không máy quá lâu không sử dụng. Động cơ được khuyến cáo nên bật ít nhất 30 phút mỗi 3 tháng 1 lần. Việc này giúp động cơ được bôi trơn, ngăn cản quá trình oxi hóa tại các tiếp điểm điện. Vài hoạt động làm sạch đơn giản có thể thực hiện tại chỗ để giúp động cơ luôn sạch sẽ. Nhỏ dầu, lau chùi, kiểm tra bằng mắt thường…. Đảm bảo các đường ống và vành đai luôn ở tình trạng tốt. Việc kiểm tra thường xuyên còn có thể giúp tránh phiền toái khi ong, chuột hay vài động vật nhỏ làm tổ trong thiết bị.

⇒ Xem thêm: Các loại chủng loại máy, công suất máy phát điện hiện có tại Công ty

⇒ Dịch vụ cho thuê máy phát điện.

⇒ Dịch vụ sửa chữa máy phát điện. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ